12@1 number 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

12@1 number 1

wellcome to 12a1.Cong dong DLkt
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Agreeing to Sell, McCourt Gives Dodgers Fans Hope
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Magdalene Wed Nov 02, 2011 8:16 pm

» Chase and Wells Fargo drop debit card fee tests; Bank of America set to adjust its plan
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Swinderman Sat Oct 29, 2011 1:21 am

» crazy Sư phạm kt
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby ¿kei? Sun Aug 21, 2011 12:16 am

» Cute cute na`
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby ¿kei? Sun Aug 21, 2011 12:06 am

» corelx3 moi nhat
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Admin Tue May 03, 2011 11:51 pm

» hjhjhj. zo koi dy
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Mr.T Tue Apr 19, 2011 2:33 am

» Héllô, hy`hy`
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Khách viếng thăm Wed Mar 30, 2011 12:38 am

» Tiểu Thư Bướng bỉnh Và Hoàng Tử Cố chấp
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby gianggiangonline Mon Mar 28, 2011 1:38 am

» lam sao day nhi?
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Khách viếng thăm Fri Mar 18, 2011 11:44 pm

» news dakglei
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Admin Mon Mar 14, 2011 2:44 am

» maj zoooooooooooo
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Mr.T Mon Mar 07, 2011 3:07 am

» vao day coi
Phong canh dakglei I_icon_minitimeby Mr.T Mon Mar 07, 2011 3:06 am

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn

 

 Phong canh dakglei

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Nong dan
Nong dan



Tổng số bài gửi : 49
Very good : 5184
Reputation : 3
Join date : 04/07/2010

Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: Phong canh dakglei   Phong canh dakglei I_icon_minitimeWed Aug 11, 2010 12:28 am

Dakglei
Phong canh dakglei Tanguy10
Phong canh dakglei 68698310
Phong canh dakglei A3a88c10Phong canh dakglei Tanguy11
Phong canh dakglei 14e24d10
Phong canh dakglei 34b5b510
Hay nhanh tay post ngay nhung canhd ep. hay chuyen di choi of ban zo day nha.
Post Rat de chi can lick chuot den Host an image.Phong canh dakglei Pictur10
sau do copy ljck duoj cung va chon image Phong canh dakglei Pictur11 paste la duoc.ok chu cac pan.hay tiep tuc upload nha I love you
Phong canh dakglei B253dd10
Phong canh dakglei A3a88c11
Về Đầu Trang Go down
http://12a1.dust.tv
Admin
Nong dan
Nong dan



Tổng số bài gửi : 49
Very good : 5184
Reputation : 3
Join date : 04/07/2010

Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: khoa Hoc   Phong canh dakglei I_icon_minitimeTue Aug 17, 2010 9:03 pm


Phát hiện thêm các loài: Cóc, Ếch, Tắc kè mới
Các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài vừa công bố phát hiện thêm 3 loài : Cóc, Ếch và Tắc kè mới ở Việt Nam.
Phong canh dakglei 12566310
Cóc mày sần

Lòa Éch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên NGOC LINH-DakGlei-KonTum

Khoa Học » Thế giới tự nhiênbillgate ( theo vietnamnet )Phát hiện thêm các loài: Cóc, Ếch, Tắc kè mới
Các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài vừa công bố phát hiện thêm 3 loài : Cóc, Ếch và Tắc kè mới ở Việt Nam.




Cóc mày sần (Ảnh: Nguyễn Quảng Trường)

Lòa Éch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Sinh vật mới nói trên do anh Cao Tiến Trung-cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) và Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney công bố hồi mới đây.

Đặc điểm nhận dạng chính của loài Éch gồm: dài thân đối với cá thể đực 19,6-20,8 mm và cá thể cái 21,7 mm; lưng màu nâu sẫm, da nhẵn, không có nốt sần; bụng màu nâu hồng với những vệt màu trắng; ngón tay không có màng bơi và riềm da; ngón chân có màng bơi ở sát phần gốc bàn chân, không có riềm da; đùi ngắn. Loài Êch này sinh sống ở các suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1300-1400 m so với mực nước biển.

Tương tự, một loài Ếch gai hàm ngọc linh có tên khoa học là Leptobrachium ngoclinhense cũng đã được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Loài này do một nhà khoa học Nga, công bố trên Tạp chí Bò sát và Ếch nhái Nga. Theo mô tả gốc của nhà khoa học này, loài Ếch gai hàm ngọc linh có kích cỡ khá lớn: chiều dài mút mõm-hậu môn của con đực có khoảng 77 mm, của con cái khoảng 70 mm; chân ngắn; màng nhĩ không rõ; da nháp; lưng màu nâu sẫm với những đốm đen rải rác, bụng màu xám nhạt; đặc biệt là phần môi trên, vùng gian ổ mắt của con đực có khoảng 66 gai sừng nhỏ.

Phong canh dakglei Images10
Ếch gia hàm ngọc linh

Được biết, loài Ếch này rất hiếm gặp, ngoài 2 mẫu chuẩn thu được năm 2004, hiện mới chỉ ghi nhận một vài mẫu ở vùng núi cao Ngọc Linh (độ cao 1700-2000 m so với mực nước biển) trong đợt khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga) năm 2006. Việc xem xét, đánh giá loài Êch nhái đặc hữu này của Việt Nam theo các tiêu chí xếp hạng trong Sách Đỏ của Việt Nam và Danh lục Đỏ của IUCN sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Đây cũng là loài Êch gai hàm thứ 3 được ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh loài Ếch gai hàm sa pa Leptobrachium echinatum và loài Ếch gai hàm vân nam Leptobrachium promustache.

Thời gian vừa qua, các nhà khoa học Đức, Mỹ và Việt Nam đã công bố thêm một loài Tắc kè mới ở. Loài Tắc kè mới được phát hiện, với tên khoa học là Gekko russelltrainii NGO, M. BAUER, WOOD JR, L. GRISMER. Mẫu chuẩn của loài này chỉ thu được duy nhất ở vùng núi này do vậy đây có thể là loài đặc hữu ờ Việt Nam.
Phong canh dakglei Images11

Loài Tắc kè chứa chan Gekko russelltraini có thể phân biệt với các loài Tắc kè khác cùng giống bởi những đặc điểm như: nốt sần trên lưng xếp thành 12-16 hàng với các nốt nhỏ, láng. 90-101 hàng vảy quanh giữa thân, 28-30 hàng vảy ngang bụng, giữa các nếp da gấp bên. Ở con đực có 8-11 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau, không có lỗ đùi. Ngón chân số 4 có 17-18 phiến mỏng. Mặt lưng có 5-7 đốt sống lưng giữa gáy và xương cùng và 4-7 cặp các vệt ngắn, đôi khi không đồng dạng, có màu trắng nằm ở hông giữa các chân.

Đây là loài Tắc kè do nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí – Viện sinh học nhiệt đới phát hiện, là loài Tắc kè thứ 8 trong tổng số các loài Tắc kè ờ Việt Nam như: Gecko gecko,Gecko badenii, Gecko chinensis, Gecko japonicus, Gecko grossmanii …
Về Đầu Trang Go down
http://12a1.dust.tv
Admin
Nong dan
Nong dan



Tổng số bài gửi : 49
Very good : 5184
Reputation : 3
Join date : 04/07/2010

Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phong canh dakglei   Phong canh dakglei I_icon_minitimeTue Aug 17, 2010 9:21 pm

Phong canh dakglei 20864110Phong canh dakglei 20864111
Phong canh dakglei 20864210
Phong canh dakglei Images12
Được biết, cây sâm quí Ngọc Linh là loại sâm có chất lượng ngang bằng với cây sâm Cao Ly của Hàn QuốcPhong canh dakglei Images13
Phong canh dakglei Images14
Về Đầu Trang Go down
http://12a1.dust.tv
Admin
Nong dan
Nong dan



Tổng số bài gửi : 49
Very good : 5184
Reputation : 3
Join date : 04/07/2010

Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: Bí ẩn của tử thần nơi thung sâu   Phong canh dakglei I_icon_minitimeTue Aug 17, 2010 9:24 pm

Nhiều lão làng ở Tân Túc, Tu Chiêu A hay tận Đắk Bể... kể họ từng nghe và từng chứng kiến nhiều máy bay mất tích một cách bí ẩn trong các thung lũng quanh chân núi Ngọc Linh. Có lẽ những bí ẩn sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi nếu không có một ngày cha con già A Mướt ở làng Tu Chiêu A phát hiện xác một chiếc máy bay rơi trong rừng rậm giữa thung lũng Ngọc Rêu.
Những chuyến bay mất hút

Nhà của già A Mướt nằm chênh vênh trên đỉnh của làng Tu Chiêu A. Bây giờ tuổi đã ngoài 70 nhưng ông vẫn rắn rỏi, tinh tường từng cánh rừng, con suối. Người Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh xem ông như một “chiến binh rừng rậm”.

Tháng 4-2006 ông cùng người con trai út là A Pa quyết định đi sâu vào thung lũng Ngọc Rêu để tìm sâm Ngọc Linh. A Pa, 19 tuổi, cao lừng lững, cùng cha đi vòng qua ba ngọn núi, vượt bảy dốc cao mới đến được “rừng sâm”.

Già A Mướt kể: “Hôm đó trời đang nắng bỗng tối sầm. Mưa trời gió xoáy ầm ầm kéo đến. Cây rừng gãy đổ. Hai cha con tìm đường vào hang đá để trú ẩn thì bất ngờ đi thẳng vào trong khoang một chiếc máy bay”. A Mướt sững sờ khi phát hiện bên trong chiếc máy bay còn nguyên súng ống và cả lựu đạn chưa nổ. Cánh máy bay gãy, cách đó chừng chục mét là những cánh quạt, chong chóng, bình điện... vương vãi khắp n

Trước 1975, có không ít máy bay của Mỹ đã mất tích nơi đây. (Ảnh minh hoạ)

Nhận được tin báo, huyện đội Đắk Glei rồi tỉnh đội Kon Tum khẩn cấp cử công binh vào hiện trường khảo sát vụ việc. Tại cơ quan quân sự huyện Đắk Glei, trung tá A Âu - phó chỉ huy cơ quan quân sự huyện, cho rằng: “Nhiều khả năng đó là chiếc máy bay trinh thám của Pháp bị rơi trong chiến tranh khi bay ngang thung lũng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn không biết đó là loại máy bay gì và vì sao bị rơi bởi đã quá lâu. Chỉ biết sau khi phát hiện, chúng tôi tìm thấy bốn chiếc mũ phi công còn khá nguyên vẹn nằm ngay ngắn trong khoang lái”.

Nhưng người tận mắt chứng kiến những chiếc máy bay “biến mất một cách khó hiểu” có lẽ là A Á (70 tuổi, làng Kung Rang), nguyên bí thư xã Ngọc Linh. Trong chuỗi ký ức của một thời lửa đạn, ông A Á khẳng định: “Rất nhiều máy bay thời chiến của Mỹ đã mất hút trong thung sâu này một cách khó hiểu”.

Rồi ông kể lại: “Một hôm tôi quan sát thấy hai chiếc trực thăng sau khi quần thảo, nhả đạn trên bầu trời Mường Hoong đã tìm cách bay về hướng căn cứ ĐắK Tô. Nhưng khi bay ngang thung lũng Ngọc Rêu, bất thần một chiếc đảo chiều rồi bổ nhào xuống rừng rậm mất hút. Chiếc còn lại mất phương hướng, bay loạng choạng rồi nghe đâu cũng đâm sầm xuống vùng núi giáp với Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam - PV)”.

Ông A Á còn kể vào một buổi chiều cuối năm 1966, khi đang đứng trên đồi Tha Cao ông nhìn thấy một chiếc máy bay bay từ hướng Kon Tum ra biển Đông, “nhưng chỉ vài phút sau đã tự đâm đầu vào núi rồi mất hút”.

“Hẻm núi chết”

Nằm ở độ cao 2.598m, núi Ngọc Linh được ví như là mái nhà của miền Nam. Vì thế, hệ núi này chứa đựng trong nó rất nhiều hình thái đa dạng đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới. Những thảm rừng già nằm dưới chân Ngọc Linh rộng hàng trăm ngàn hecta trải dài từ Tu Mơ Rông, Kon Plong (Kon Tum), đến giáp với Nam Trà My của Quảng Nam hiện vẫn chứa đầy những bí mật...

Trầm ngâm bên ly trà nóng tại nhà riêng ở thị trấn Đăk Glei, nguyên chủ tịch huyện Đắk Glei, ông Đinh Thế Dơ (65 tuổi) nhớ lại: “Khoảng 1995-1996, lúc đó tôi còn là chủ tịch huyện, có nhận được một thông tin mật từ trên báo về có một máy bay nước ngoài cùng với hành khách và phi hành đoàn rơi trong thung lũng Ngọc Linh”. Ngay sau đó ông cử dân quân vào rừng tìm kiếm nhưng không phát hiện dấu tích.

Phong canh dakglei 20864112
Đỉnh Ngọc Linh hư ảo những huyền thoại, truyền thuyết
Từ đó đến nay tất cả đều mù mịt và số phận chiếc máy bay này vẫn còn trong bóng tối. Chỉ biết rằng sau đó huyện Đăk Glei tiếp rất nhiều đoàn khách nước ngoài xin đến Ngọc Linh với nội dung nghiên cứu hệ sinh thái động thực vật nơi đây. Họ mang theo rất nhiều thiết bị tìm kiếm. Không ngoài khả năng họ đi tìm tung tích chiếc máy bay rơi trước đó nhưng có lẽ thất bại” - ông Dơ hoài nghi.

Đem câu chuyện về những chiếc máy bay rơi bí ẩn ở Ngọc Linh, chúng tôi tìm gặp phi công dẫn đường - trung tá Lê Đức Lập (trung đoàn không quân 954, Sư đoàn không quân 372 tại Đà Nẵng).

Nghe xong câu chuyện, phi công Lập nhíu mày, không bình luận rồi anh kể cho chúng tôi nghe một chuyến bay mà chính anh là người dẫn đường khi bay qua thung lũng này cách đây năm năm: “Hôm ấy chúng tôi nhận được lệnh bay chở đoàn khảo sát chuẩn bị cho việc mở đường Trường Sơn Đông (tuyến đường nối Quảng Ngãi với Lâm Đồng - PV). Sáng đó trời rất trong, gió giật dưới 8m/giây, điều kiện bay vô cùng lý tưởng. Tuy nhiên khi bay gần đến thung lũng bỗng dưng thân máy bay dùng dằng, giật mạnh như có ai đang cầm cánh bay quật ngang, đang ngồi tôi có cảm giác chiếc ghế chúi xuống phía núi. Tổ lái hôm đó đã lập tức đưa máy bay ra khỏi vùng gió lạ bằng cách vọt thẳng lên trời cao”.

Trải tấm bản đồ bay lên bàn rồi dùng ngòi bút đỏ khoanh tròn khu vực quanh đỉnh Ngọc Linh, thượng tá Nguyễn Việt Hùng, trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 954, bảo đây là “hẻm núi chết” nên rất nguy hiểm nếu máy bay tầm thấp bay qua khu vực này.

Theo thượng tá Hùng, đến tận giờ trên thế giới vẫn chưa có kết luận hay báo cáo khoa học nào chính thức để lý giải cụ thể về những “hẻm núi chết” này. Rất có thể do địa hình phức tạp, núi cao, vực sâu nên tại những nơi này thường tạo ra những luồng gió “thăng giáng” (cao thấp) chênh nhau rất lớn. Khi máy bay bay qua vùng này nếu gặp đúng luồng gió đang “thăng giáng” thì hoặc sẽ bị nó dìm xuống hoặc bốc lên dẫn đến mất khả năng kiểm soát và tự động rơi xuống vực”.

Tháng 9-2008, trong một lần nhận lệnh bay chở hàng cứu trợ nạn nhân bão lụt lên huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi), một vùng đệm nằm dưới chân núi Ngọc Linh về phía đông nam, sau nhiều giờ tính toán đường bay, tổ bay do cơ trưởng Nguyễn Việt Hùng (trung đoàn trực thăng 954) quyết định phải bay vòng men theo sông thay vì bay cắt ngang qua thung lũng vốn rất rộng lớn này.

Phong canh dakglei Untitl12
Cơ trưởng Nguyễn Việt Hùng chỉ tọa độ “hẻm núi chết” ở bản đồ bay trong chuyến bay chở hàng cứu trợ lên vùng núi Tây Trà - Ảnh: Đ.Nam

Cơ trưởng Hùng nói nếu bay theo đường thẳng, trực thăng sẽ qua “hẻm núi chết”, nơi mà các phi công luôn e ngại. “Anh em trong đơn vị luôn nhắc nhở nhau hết sức cẩn thận nếu có nhiệm vụ phải bay qua khu vực dưới chân Ngọc Linh này” - trung tá dẫn đường Lê Đức Lập nói vậy.



Về Đầu Trang Go down
http://12a1.dust.tv
Admin
Nong dan
Nong dan



Tổng số bài gửi : 49
Very good : 5184
Reputation : 3
Join date : 04/07/2010

Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: THÁNG 5 VỀ VỚI TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI   Phong canh dakglei I_icon_minitimeTue Aug 17, 2010 9:33 pm

Phong canh dakglei Untitl13
Những cung đường Trường Sơn huyền thoại trong chiến tranh hay đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa vẫn có sức hấp dẫn nhiều người. Những ngày này, đến đây bạn sẽ trở về với một thời cả dân tộc “gùi trên vai súng đạn ra hỏa tuyến”,…

Nếu bạn ở các tỉnh Tây Nguyên hoặc các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ muốn về thăm đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn thời kỳ công nghiệp hóa thì quá dễ dàng, cứ ngược đường lên phía tây là đến. Còn với các bạn từ TP.HCM thì ngược đường lên Bình Phước rồi thẳng ra hướng Bắc hoặc nếu từ các tỉnh phía Bắc đi vào thì lấy bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm khởi điểm.
Từ thị trấn Ngọc Hồi theo đường Hồ Chí Minh ngược ra phía Bắc chừng 50km, bạn sẽ đến huyện Đắcglei. Đây là vùng đất mà nhà văn Nguyên Ngọc từng gắn bó để viết tác phẩm Rừng Xà Nu nổi tiếng. Tại huyện Đắcglei, du khách vượt khoảng 38km về hướng đông là đến nhà ngục Đắcglei mà bây giờ gọi là ngục Tố Hữu. Nơi đây, giai đoạn từ năm 1936-1939, thực dân Pháp đã giam cầm những tù chính trị. Di tích nhà ngục này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1991. Nhà ngục Tố Hữu nằm dưới chân núi Ngọc Linh cao trên 2.500m - nơi nổi tiếng với loài sâm quý - sâm Ngọc Linh.

Rời Đắcglei vượt qua đèo Lò Xo là đi vào địa phận huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn trong chiến tranh là vùng chiến trường nhưng bây giờ là một thị trấn bề thế nhất miền tây Quảng Nam. Từ thị trấn Khâm Đức theo đường Hồ Chí Minh về huyện Nam Giang, bạn hãy dừng chân ở thác Mônica nằm bên đường Hồ Chí Minh. Dòng thác này đi vào lịch sử của tình hữu nghị bởi năm 1974, hoàng thân Xihanúc cùng vợ trên đường về Campuchia được đoàn 559 hộ tống qua đây, thấy thác đẹp nên dừng chân ngắm, từ đó dòng thác mang tên của bà.
Phong canh dakglei Images15
Phong canh dakglei Thacmo10
Về Đầu Trang Go down
http://12a1.dust.tv
l0v3_y0u
Khách viếng thăm




Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phong canh dakglei   Phong canh dakglei I_icon_minitimeWed Aug 18, 2010 8:57 am

Sao huk noi ve truong cua ta hoc vay?, noi y chu; Rolling Eyes __thang mo admin ma ngoc vay?;kaka Very Happy
Về Đầu Trang Go down
well
Khách viếng thăm




Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phong canh dakglei   Phong canh dakglei I_icon_minitimeSun Aug 22, 2010 7:04 am

Bút ký. Đỗ Tiến Thụy

___________________

"Đường lên Đắkxút, Đắcpao

Đèo leo ngọn thác, cầu treo mặt ghềnh..."


Xin lấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong "Tiếng hát đi đày" để hình dung cảnh hoang sơ của rừng núi Đăkglei, nơi mà trước đây thực dân Pháp đã chọn đặt một trong những nhà ngục tàn khốc nhất để giam cầm những người yêu nước. Ngày xưa chốn này " mỗi hòn đá đó- bao hòn huyết / Một khúc cầu đây mấy khúc thây...", còn bây giờ con đường Hồ Chí Minh uốn lượn như một dải lụa mềm mại vắt lưng chừng núi. Mây sớm bồng bềnh trong thung lũng Đăkchoong ở độ cao 1200 mét, không khí lạnh se se khiến ta ngỡ đang đứng trên đỉnh Sapa. Ngay trước mắt là một cung đường mới hoàn thành còn ngổn ngang đất đá, đỏ sậm màu mật ; từng đoàn xe, máy hối hả nâng cao hạ thấp, ủi ủi đào đào. Mấy thiếu nữ Jẻtriêng gùi nặng trên lưng, vén váy bước qua rãnh taluy cười nói râm ran. Máy móc, đất đá, mây và thổ cẩm, khúc đối ngẫu hài hoà ngàn năm có một khiến ông bạn hoạ sĩ của tôi bắt dừng xe lại. Kí hoạ, bột màu, bột nước lia lịa hoàn thành. Ông bạn nhạc sĩ ban đầu tỏ vẻ bực bội bởi gián đoạn cuộc hành trình, nhưng trước khung cảnh đẹp mê hồn đã trầm ngâm một lát rồi bất ngờ xướng âm át cả tiếng xe dội ầm ào:" Đồ mi là đồ mi phá..."! Tạ Văn Sỹ, ông nhà thơ có vóc người "rừng rú" thấy thế reo toáng lên: "Còn đi đâu nữa? Ở đây thôi!".
Theo kế hoạch chúng tôi sẽ lên chót mút Đăkrôn, giáp ranh với tỉnh Quảng Nam. Nhưng nhờ phút ngẫu hứng mà chúng tôi dừng lại để lạc bước vào đây- làng Đông Lốc, xã Đăkman, huyện Đăkglei. Bỏ mặc ông hoạ sĩ hí húi với tranh bên vệ đường, tôi rủ Tạ Văn Sỹ tụt theo taluy con đường, xuôi xuống một ngôi làng nhỏ chừng hai chục nóc nhà. Cái gì cũng lạ. Tôi chụp lia lịa hết cả cuốn phim không kịp thở, bỗng giật thót mình bởi một mũi súng kê sát sườn cùng một giọng thổ âm lơ lớ vang lên: "Mày ở đâu đến? Giấy tờ...Giấy tờ!". Nhìn toán người mặt mày nghiêm nghị, tôi vừa sợ lại vừa buồn cười. Không ngờ cảnh mấy anh du kích trong " Đôi mắt" của Nam Cao lại xuất hiện ở đây. Tôi móc túi lấy thẻ hội viên Hội văn nghệ ra trình, anh đội trưởng du kích lộn ngược lộn xuôi xăm soi một hồi rồi cao giọng nói với mọi người:" Đây là người Nhà nước, có thẻ... nông dân tập thể!". Vừa kịp hoàn hồn, quay sang tìm thì không thấy nhà thơ họ Tạ đâu. Té ra ông thổ địa này cậy biết dăm ba tiếng Jẻtriêng đã chui tút lút vào sâu trong làng, đang véo von cùng mấy cô sơn nữ dưới mái nhà rông. Thấy tôi quạu mặt tỏ ý trách móc, thi sĩ toét miệng cười hềnh hệch:

- Hay lắm! Tớ cóc đi Đăkrôn nữa, tớ ở lại đây thôi!

Cái gì thế? Cái gì có thể giữ chân được nhà thơ có máu ưa lang thang này lại nhỉ?

Thi sĩ đưa tay chỉ khoát một vòng như ôm hết cả núi rừng:

- Ông có thấy gì không?

Tôi còn đang ngơ ngác thì thi sĩ đã hét vào tai:

- Củi! Ông thấy chưa? Rất nhiều củi!

- Này, ông có ấm đầu không đấy? Thì củi trên rừng, có gì lạ đâu?

- Tao biết ngay mà! Cưỡi ngựa xem hoa như tụi bây thì có thấy gì đâu. Không phải củi bình thường, mà là củi hứa hôn. Hứa hôn, mày hiểu không!

Đến lúc này tôi mới nghệt mặt ra quan sát. Xung quanh tôi cơ man là củi. Những bó củi thẳng tắp, chặt đều chằn chặn, đầu mỗi cây củi nứt toác như xoè hoa. Củi chất chật gầm sàn, củi đang trên lưng của những thiếu nữ Jẻtriêng trên đường về làng, đung đưa, đung đưa...

Từ lâu lắm rồi, không ai nhớ nữa. Khi ta sinh ra đã thấy người Jẻ triêng đã có tục này...- Giọng già làng Đông Lốc kể đều đều - Con trai hai mươi mùa rẫy, con gái mười tám mùa trăng thì làng cho phép được tìm vợ tìm chồng. Người con trai vào rừng bẫy thú về treo đầu trên vách nhà rông. Con thú càng dữ thì chàng trai càng được dân làng kính trọng. Nhìn vào số đầu thú biết chàng trai cái tài săn bắn đến đâu, đủ sức làm chồng làm cha, đủ sức chiến đấu bảo vệ buôn làng hay không. Còn các cô gái khi đến tuổi thì vào rừng chặt một trăm bó củi gùi về. Nhìn vào những bó củi người ta biết cô gái ấy có khéo léo đảm đang, có đủ sức dẻo dai để làm vợ làm mẹ, để trỉa lúa, trồng bông dệt vải hay không...

- Chỉ có thế thôi hở già?- Nhà thơ vốn hay sốt ruột nên hỏi cắt ngang. Già làng Đông Lốc gật gù, thủng thẳng:

- Không dễ thế đâu! Có đầu thú rồi, có củi rồi còn phải có người ưng nữa chứ. Người Kinh gọi là gì nhỉ? Người yêu à?...

- Vâng vâng... người yêu. - Nhà thơ mau mắn trả lời.- Thế người Jẻtriêng yêu có giống người Kinh không hở già?

- Ờ Ờ... Ta không biết đâu... Cả đời ta không ra khỏi rừng mà! Ông già ngồi trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi bất chợt à lên:

- Phải rồi, có đứa đang ưng nhau đấy! Chúng mày muốn biết ta cho gọi đến?

Người được già làng gọi không phải ai xa lạ, chính là anh đội trưởng du kích chúng tôi đã gặp ban sáng. Anh tên là AĐin, hai mốt tuổi. Tôi hỏi người yêu anh tên gì, anh đỏ mặt bẽn lẽn, gãi đầu gãi tai không nói. Mãi sau anh mới hỏi:

- Nhà báo còn ở lâu không? Nếu ở lâu thì đêm nay đi với mình.

Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Đằng nào thì đoàn đã đi Đăkrôn, ba ngày nữa mới về. AĐin nói thế chắc có điều thú vị lắm.

Đêm trăng rừng Tây Nguyên mùa khô mênh mang. Cây cối lào xào khe khẽ. Khắp làng vọng lên tiếng giã gạo chày đôi thì thụp. Chúng tôi nằm ở nhà già làng Đông Lốc sốt ruột đợi. Khuya lắm, tôi đã buồn ngủ díp cả mắt mới thấy AĐin mang cây đàn Tingning (một loại nhạc cụ được làm bằng quả bầu khô và dây thép) đến khều chúng tôi.

Ba người men theo lối đi ngoằn ngòeo xăm đầy vết chân heo men theo những ngôi nhà. Đến ngôi nhà cuối làng, AĐin dừng lại bảo:

- Hai người đứng ở đây!

AĐin tự tin tiến vào sân. Một con chó nhỏ nằm dưới chân cầu thang phóc ra nhảy quẩng quanh AĐin mừng tíu tít. Chơi với con chó một lúc AĐin mới bắt đầu đàn và hát, tiếng hát bằng những thổ âm hơi ngượng nghịu, vấn vít khó nghe, giai điệu của bài hát nghe cũng ngang ngang nhưng cảm thấy rất thiết tha nồng ấm. Tôi lúc đó thì quả tình chỉ như vịt nghe sấm chứ không biết AĐin hát cái gì. Nhà thơ thì khác. Anh dỏng tai lên nghe ngóng và thầm thì dịch lại cho tôi. Anh hay nói: Làm văn nghệ ở Tây Nguyên mà không biết tiếng dân địa phương thì chỉ hớt được cái váng nổi thôi, còn vỉa quặng nó lặn sâu lắm. Thi thoảng cao hứng trong bàn nhậu anh xổ một vài tiếng Bahnar, Xơ Đăng... Cứ ngỡ trình độ "nội ngữ" của anh chỉ ở tầm... bằng A thôi, ai dè anh còn "phiên dịch" được lời hát tỏ tình thì kinh quá!

- Em đã ngủ chưa, em đã ngủ chưa?

Hãy nghe anh nói, hãy nghe anh nói

Anh đã săn được một trăm đầu thú

Em có ưng làm vợ anh không?

Trong nhà nghe rõ có tiếng trở mình nhưng không có tiếng trả lời. AĐin lại hát:

- Anh đã thấy em trỉa bắp

Anh đã thấy em hái rau rừng

Cái bụng anh ưng em rồi

Em có ưng làm vợ anh không?

Vẫn im lặng. Nhà thơ sốt ruột dậm chân thình thịch, không biết do muỗi cắn hay do bực mình. Chừng như ngượng với chúng tôi, AĐin cũng bắt đầu bực bội, tiếng đàn giận dữ phừng phừng:

- Anh đã hát từ đầu mùa trăng

Cái giọng anh đã khàn như giọng người già

Nếu em chê cái rẫy anh bé

Chê đầu thú anh chưa nhiều

Em không ưng làm vợ anh

Thì nói một lời, thì nói một lời.!

Rồi, đòn quyết định đây! Vừa dứt câu hát của AĐin, trong nhà một giọng hát nữ trong veo cất lên sẽ sàng, chứng tỏ cô gái không hề ngủ:

- Ơ...Cái bụng anh em đã tỏ

Nhưng sợ dân làng chê em

Cái chân cái tay lười biếng

Không biết kín nước, không biết ru con

Thôi anh ráng đợi, anh ơi ráng đợi

Đêm ngủ nhà rông em trả lời anh...


Chỉ đợi có thế, mắt AĐin sáng rỡ lên như có ngàn vạn vì sao, tung tẩy xách đàn ra về. Nhà thơ hấp tấp hỏi dồn:

- Xong rồi à?

AĐin khấp khởi:

- Chưa đâu! Còn phải ngủ với nhau một đêm ở nhà rông nữa mới biết được.

Thì ra thành công của AĐin mới chỉ bước đầu. Tuông một mạch về đến nhà, AĐin kể cho chúng tôi biết rằng, tục lệ người Jẻtriêng là vậy. Mỗi năm có một ngày làng cho phép trai chưa vợ, gái chưa chồng được ngủ chung với nhau. Mới chỉ nghe đến đấy mắt nhà thơ đã sáng quắc, hỏi dồn:

- Thế khách như bọn tui có được ngủ không?

- Có chớ! Ai cũng có quyền ngủ mà.

- Bao giờ? Bao giờ?

- Ô, lâu lắm, tầm này sang năm!

Không để ý tiếng thở dài thất vọng của nhà thơ, AĐin vẫn say sưa kể. Rằng, trong đêm ấy, những người yêu nhau sẽ nằm cạnh nhau nói chuyện suốt đêm. Họ nằm để quen cái hơi của nhau, để...

- Thế thì nguy hiểm nhỉ!- Nhà thơ mủm mỉm cười đầy ngụ ý. AĐin rất tinh, nạt ngay:

- Nhà báo lại nghĩ tầm bậy tầm bạ rồi! Không có chuyện ấy đâu. Làng phạt nặng lắm!

- Mấy trâu?- Nhà thơ tưởng như ở các làng khác đã đến nên sốt sắng hỏi. AĐin bảo, mấy trâu thì ăn nhằm gì. Mà là đuổi ra khỏi làng, hiểu không?

Cứ nhìn nét mặt nghiêm nghị có phần sợ sệt của chàng trai thì hiểu hình phạt đuổi ra khỏi làng là nỗi lo sợ lớn nhất của người dân nơi đây. Nhà thơ vốn tính ngang tàng nên vặn lại:

- Rừng núi mênh mông thế này, ai biết mà đuổi?

Dường như câu nói đó xúc phạm đến AĐin nên anh đỏ mặt tía tai gằn giọng:

- Sao không biết? Mày thử xem, sáng mai nó phủ khăn liền!

Lại thêm một tục lệ đầy bí ẩn. Tôi dàn hoà và vỗ về AĐin kể cho nghe cái tục "phủ khăn". Mới biết rằng, nếu như một cô gái nào đó đêm trước đã "trót dại" thì sớm hôm sau phải ngồi bên bếp lửa, đầu xoã tóc, cúi xuống trùm khăn để báo cho làng biết. Ngay lập tức tên chàng trai đã ăn nằm với cô sẽ được khai ra. Trai làng sẽ lùng bắt cho bằng được kẻ liều ăn trái cấm về trị tội. Nếu là người trong làng thì xử theo lệ làng, là người nơi khác đến thì chỉ có hai con đường: Hoặc đồng ý lấy cô gái làm vợ và chịu phạt trâu khao làng, hoặc là chết! Nghe thế nhà thơ lắc đầu lè lưỡi đánh trống lảng hỏi lại chuyện ngủ nhà rông. AĐin hình như không biết giận nên lại hào hứng kể:

- Ngủ với nhau một đêm, sáng mới quyết định có làm đám cưới hay không. Nếu cưới, cô gái sẽ cõng củi hứa hôn đến nhà chàng trai, nhờ già làng vẩy rượu lên và làm lễ... Người Jẻtriêng yêu nhau mệt lắm đấy, nhưng đã lấy nhau rồi thì không bao giờ bỏ nhau đâu!

AĐin kết thúc câu chuyện bằng một giọng tự hào rồi bảo chúng tôi đi ngủ. Nhưng tôi biết trong bụng chàng trai cường tráng này đang có niềm hạnh phúc phập phồng nên xoay trở liên hồi. Đin đuổi theo những suy nghĩ của mình, hồi hộp đợi tới ngày ngủ nhà rông để được thoả nguyện tình yêu chất phác nhưng cũng đầy thơ mộng. Còn tôi có một cái gì đó rất mới lạ len khe khẽ trong lòng nên cũng không tài nào ngủ được. Bên cạnh, nhà thơ cũng đang thao thức. Tôi hỏi anh đang nghĩ gì? Anh cười khì khì vào tai tôi và bảo, tớ đang nghĩ về cô người yêu của AĐin. Chắc là xinh lắm nên cái mặt AĐin mới thỗn ra, mê mẩn dại khờ đến như thế. Gái núi mà! Gái núi / Chắc nụi / Môi rượu cần / Mắt Di- gan / Bản cao / Ngày thấp / Đêm bánh mật / Bập! / Khà... / A hà!... Nhà thơ cao hứng đọc bài " Gái núi" của Trần Đình Nam. Bài thơ này anh em văn nghệ Kon Tum đã thuộc nằm lòng, nhưng giữa một đêm trăng rừng hoang dại như hôm nay mới thấy hết cái hay của nó. Ánh trăng lọt qua mái lá xạc xào xuyên đúng chỗ chúng tôi nằm tạo nên một không gian mờ ảo. Tiếng suối khuya chảy rất khẽ, nghe lóc tóc như tiếng cá đớp mơ hồ. Tiếng chim rừng khắc khoải thỉnh thoảng lại điểm lên từng tiếng xa lắc xa lơ. Chắc nó kêu từ khu Rừng Mả- khu mộ táng treo của người Jẻtriêng vừa được bộ đội Đồn biên phòng Saloong vận động bỏ đi.
Ngọn gió văn minh đã thổi tới vùng hoang sơ. Cuộc sống của người dân nơi đây sẽ đổi thay theo chiều tích cực. Con đường thiên lý Bắc - Nam chạy qua làng, đó là niềm hạnh phúc vô bờ. Con mắt của người dân nơi đây sẽ vượt qua chốn thâm u. Các chàng trai cô gái xã Đăkman ngày xưa ngay cả trong giấc mơ cũng không dám nghĩ đến một ngày chỉ cần bước ra đường, giơ tay vẫy một cái là vài giờ sau đã có mặt ngay thị xã Kon Tum... Tôi đem những suy nghĩ của tôi tâm sự với nhà thơ. Anh nằm im lặng hồi lâu mới nói nhỏ:

- Mừng đấy. Nhưng...

Anh bỏ lửng câu nói nửa chừng. Có lẽ anh đang nghĩ vùng văn hoá với những phong tục nguyên sơ đậm chất nhân văn này. Trái tim của thi sĩ mà, luôn luôn có độ nhậm nhạy khác người...
Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm, xách máy phục trước nhà cô gái đêm qua, mắt chăm chắm vào cầu thang chờ đợi. Nhưng Y Thế - tên cô người yêu của AĐin không xuất hiện ở đó. Một cô gái đi từ con đường phía suối về, trên lưng là một gùi nặng những bó củi dẻ đỏ au, óng nuột. Té ra cô đã dậy từ lúc con gà rừng chưa gáy. Cô đứng trước mặt chúng tôi, đôi mắt nâu có hàng mi cong vút còn vương vất sương rừng mở to ngơ ngác. Tôi giơ máy ảnh. Cô la ré lên chạy trốn. Không, không phải như những cô sơn nữ vùng cao Tây bắc đòi đưa tiền mới cho chụp. Cũng không phải cô xấu hổ. Mà chỉ đơn giản là cô thấy bộ đồ thổ cẩm đang mặc cũ quá. Mất một lúc lâu cô mới trở ra cùng mấy cô bạn nữa. Cô nào cũng mặc váy thổ cẩm mới tinh nhưng lại diện áo phông trắng toát. Nói làm sao các cô cũng không chịu thay đổi. Tôi đành chiều ý mà chụp những tấm ảnh như thế này. Mỗi ánh đèn flas chói loà các cô lại cười ré lên sung sướng:

- Gửi ảnh cho mình đấy! Mình chưa được chụp ảnh bao giờ mà! Không có là mình không thèm chơi đâu!

- Không gửi là mình về tận thị xã mình đòi đó!

Vâng, tôi sẽ rửa những bức ảnh này làm hai bản. Một số gửi cho Y Thế và các bạn cô như đã hứa, một số tôi giữ lại làm tư liệu.

Nhưng tôi đã phải rửa làm ba, bởi nhà thơ họ Tạ cứ nằng nặc đòi phải giữ cho mình một bản với lý do vô cùng "chắc lép":

- Tao giữ một bộ cho chắc ăn! Biết đâu được sau này...

Nhà thơ lại bỏ lửng câu nói giữa chừng, nhìn những cô sơn nữ trong ảnh, mủm mỉm cười và hẹn cùng tôi sang năm sẽ về lại Đakman vào đúng đêm "Ngủ nhà rông"!

Tháng 12-2003

Đ.T.T.
hi vong nhung thong tin tren se lam cho nguoi dakglei them phan nao tu hao ve dan toc minh- noi minh sinh ra va lon len
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Phong canh dakglei Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phong canh dakglei   Phong canh dakglei I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Phong canh dakglei
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» dakglei of VN
» Dakglei to danang
» news dakglei
» Wellcome to 12a1 vita2010
» phao hoa dakglei 2011 ne

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12@1 number 1 :: ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Love Stom 82L♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑-
Chuyển đến